Chế phẩm sinh học R-LIFE gốc (dạng dịch)

160.000 VND

Thành phần: Hội tụ 3 trong 1 gồm: Hệ vi sinh vật, axit amin và enzyme

Công dụng:

  1. Xử lý chất thải động vật, rác thực vật.
  2. Cải tạo đất (giải độc, nuôi dưỡng đất).
  3. Xử lý nước thải, ô nhiễm ao nuôi.
  4. Ủ phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi (ủ cỏ, ủ cám, ủ đạm cá,..).
  • Chai 500ml
Xóa

4 quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học R-LIFE gốc

Chúng tôi cam kết đồng hành ứng dụng đến khi thành công, cấp lại chế phẩm khi nhân cấy không thành công.

1. Quy trình xử lý chất thải rắn hữu cơ (ủ phân)

Bước 1: Thiết kế khu vực ủ phân

  • Xây dựng luống ủ có độ dốc 10-15% để thu nước rỉ ra từ đống ủ về bể lắng lọc, sau đó phần nước mặt sẽ được xả tràn sang bể sinh hóa (bể sục vi sinh).
  • Lắp đặt hệ thống cấp khí: Từ máy thổi khí một đường cấp vào dàn thổi khí dưới đáy đống ủ và một đường cấp vào bể sinh hóa (bể sục vi sinh)
  • Từ bể sục vi sinh, nước vi sinh được cấp lên dàn phun liên tục tưới cho đống ủ. dòng chảy của vi sinh sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín để đảm bảo cho quá trình sinh hóa diễn ra không bị gián đoạn.

Bước 2: Chuẩn hóa chất thải đầu vào.

  • Phối trộn các chất thải (phân gia súc, gia cầm, rác thải đồng ruộng: rơm, dạ, lõi ngô, chấu nghiền,…) sao cho đống ủ có độ ẩm từ 50-55%, tỉ lệ C/N:25-30/1 (Cacbon/Nito).
  • Trong quá trình đảo trộn kết hợp phun đều chế phẩm sinh học R-LIFE đã nhân cấy thứ cấp vào đống ủ.

Bước 3: Cấp liệu vào khu vực ủ. 

  • Đưa chất thải đã được chuẩn hóa vào luống ủ.
  • Kích hoạt dàn thổi khí và dàn phun vi sinh cho đống ủ.

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh quá trình ủ

  • Bổ sung dưỡng chất vi sinh và điều chỉnh hệ thống cấp khí để hệ vi sinh hoạt động tốt nhất. Tính liên tục và tuần hoàn của hệ thống giúp đảm bảo cho hệ vi sinh được đều đặn và ổn định trong quá trình lên men.
  • Sau khoảng 3-5 ngày, đống ủ sẽ từ từ lên nhiệt, cho thấy vi sinh vật đang hoạt động phân giải mạnh . Nhiệt cao nhất có thể đạt 70 °C. Thời gian này hệ vi sinh vật phân giải chuyển hoá mạnh, cần theo dõi chặt chẽ để cấp vi sinh, dưỡng chất cùng nước cho phù hợp.
  • Sau khoảng 15-20 ngày, kiểm tra đống ủ nếu phân đã khô tơi xốp, đó là dấu hiệu của quá trình ủ đã thành công.
  • Khi thu hoạch thành phẩm, chỉ thu 1/3 hoặc 1/2 để bớt lại ủ gối đầu cho mẻ sau.
  • Quy trình ủ sẽ liên tục được thu phân thành phẩm ra và cấp liệu mới vào, tuân thủ nguyên lý tuần hoàn gối đầu để cho hệ vi sinh luôn duy trì không bị gián đoạn giúp quá trình chuyển hóa phân giải được tốt nhất.

LƯU Ý:Khi không có điều kiện lắp giàn thổi khí, ta phải thường xuyên đảo đống ủ để hỗn hợp được cấp đủ oxy cho hệ vi sinh hoạt động.

Xem bài viết chi tiết tại đây

2. Quy trình cải tạo đất (giải độc đất)

1. Ứng dụng cho mô hình sản xuất nông nghiệp có hệ thống tưới tiêu tự động.

Cơ chế vận hành: Nước được hút từ giếng lên bể xử lý trung tâm, bể này được lắp đặt hệ thống sục oxy nano kết hợp với hệ vi sinh. Khi hệ thống tưới phun tuần hoàn liên tục, nước sẽ đóng vai trò của người vận chuyển đưa oxy nano cùng hệ vi sinh, nhóm lợi khuẩn ngấm và hút dần về giếng nước theo lực hút (hút về giếng – bơm lên bể xử lý – tưới phun lên bề mặt đất – ngấm hút về giếng) liên tục thanh tẩy liên tục rửa trôi tuần hoàn kín theo một chu kỳ liên tục. Như vậy một thời gian ngắn sẽ làm thay đổi cấu trúc đất, giúp hệ vi sinh và oxy có mặt ở khắp mọi nơi trong phạm vi xử lý để phát triển thành một hệ vi sinh đa dạng có trật tự giúp hệ thực vật, động vật nhờ đó nhanh chóng được hồi phục để rồi tương tác dinh dưỡng, năng lượng với hệ vi sinh vật của đất thành một vòng tuần hoàn kín của hệ sinh thái.

(Phương pháp tuần hoàn sinh học giải độc, nuôi dưỡng đất)

2. Ứng dụng cho mô hình sản xuất nông nghiệp chưa có hệ thống tưới tiêu tự động.

  • Tạo lớp che phủ cho đất bằng các mùn bã hữu cơ (rơm, dạ, cỏ cây,…).
  • Từ chế phẩm vi sinh thứ cấp, pha với tỉ lệ nước 1:10 phun tưới đều bao phủ lên bề mặt đất đã có lớp che phủ. Mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Phun tưới hằng ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát, để vi sinh không bị ảnh hưởng dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Như vậy một thời gian ngắn sẽ làm thay đổi cấu trúc đất, giúp hệ vi sinh có mặt ở khắp mọi nơi trong phạm vi xử lý để phát triển thành một hệ vi sinh đa dạng có trật tự giúp hệ thực vật, động vật nhờ đó nhanh chóng được hồi phục để rồi tương tác dinh dưỡng, năng lượng với hệ vi sinh vật của đất.

Xem bài viết chi tiết tại đây

3. Quy trình xử lý ô nhiễm ao nuôi, ô nhiễm nước thải

1. Nguyên nhân ô nhiễm ao nuôi, ô nhiễm nước thải và giải pháp truyền thống:

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định hai nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ao nuôi:

  • Ô nhiễm từ môi trường bên ngoài: Xả thải không được kiểm soát, tác động của thiên tai, và ô nhiễm tổng hợp từ môi trường xung quanh.
  • Ô nhiễm nội tại từ ao nuôi: Sự phát triển chăn nuôi công nghiệp với lượng lớn cá thể, thức ăn chứa nhiều chất kích thích tăng trưởng chậm tiêu hóa, tạo nguồn phân thải rất lớn. Sự tích tụ chất thải ở đáy ao tạo môi trường kỵ khí cho nhóm hại khuẩn và dịch bệnh phát triển.

Hiện các giải pháp truyền thống đều không khắc phục được các tình trạng trên một cách triệt để như:

  • Dùng cơ chế tiêu diệt, sử dụng hóa chất diệt khuẩn (diệt được chủng có hại nhưng cũng diệt luôn nhiều chủng hữu ích)
  • Các biện pháp sinh học đa phần sử dụng các chủng vi sinh chưa phù hợpthiết bị cấp oxy cho ao nuôi cùng phương pháp vận hành chưa đúng nguyên lý tạo cho ao nuôi luôn bị tách lớp phân tầng khiến hệ vi sinh và oxy phân bố không đều, không xuống được đáy, chất thải không được phân giải, chuyển hóa sẽ luôn tồn đọng nơi đáy ao tạo môi trường kỵ khí cho nhóm hại khuẩn hoạt động gây nên dịch bệnh.
  • Thiếu các biện pháp phòng ngừa độc hại từ bên ngoài một cách bài bản.

2. Phương pháp tuần hoàn sinh học – Giải pháp tối ưu:

  • Chế phẩm sinh học R-LIFE được nhân lên tại bình nhân cấy tự độnghội tụ đầy đủ các chủng vi sinh hữu ích cùng vi sinh vật bản địakết hợp với thiết bị 2 trong 1 vừa cấp oxy vừa tạo dòng chảy luôn vận hành theo nguyên lý tuần hoàn giúp ao nuôi luôn chuyển động đồng nhất, đưa hệ vi sinh cùng oxy nano hiện diện đều khắp mọi nơi từ tầng nước mặt tới tầng nước đáy để chuyển hóa thanh lọc chất thừa và cân bằng hàm dưỡng chất trong ao nuôi.
  • Chất thừa thải được lấy qua đường siphon đáy chuyển về bể tuần hoàn xử lý chuyển hoá triệt để chất thải rắn thành phân hữu cơ vi sinh, phần nước được tịnh hoá xử lý cân bằng các yếu tố được tuần hoàn lại cho ao nuôi.

3. Lợi ích của phương pháp tuần hoàn sinh học:

  • Phân giải và loại bỏ chất độc và dư thừa trong ao nuôi.
  • Duy trì môi trường ao nuôi luôn trong lành, đảm bảo cung cấp đủ oxy và dưỡng chất.
  • Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản.
  • Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Xem bài viết chi tiết tại đây

4. Quy trình ủ thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp

1. Tài nguyên tiềm năng từ phụ phẩm nông nghiệp.

  • Phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và chế biến có thể trở thành nguồn tài nguyên quý giá nếu được xử lý đúng cách. Chúng có thể được chuyển đổi thành nguồn thức ăn chi phí thấp cho ngành chăn nuôi.
  • Thực trạng hiện nay, phần lớn phụ phẩm nông nghiệp đang bị lãng phí, đa phần thải ra môi trường gây ô nhiễm. Phần còn lại xử lý không đúng cách, chủ yếu bằng phương pháp hóa học hoặc sấy khô, dẫn đến hiệu quả thấp.

2. Giải pháp sinh học: Chế phẩm R-LIFE cùng quy trình tuần hoàn sinh học.

Chế phẩm sinh học R-LIFE, khi kết hợp với phương pháp lên men không điểm dừng (tuần hoàn sinh học), sẽ là giải pháp (dùng tự nhiên chuyển hóa tự nhiên) giúp chúng ta tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khổng lồ này. Chuyển hóa thành nguồn thức ăn chăn nuôi giá rẻ, đồng nghĩa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Phương pháp ủ thức ăn chăn nuôi.

Đối với quy mô nhỏ:

  •   Lên men ẩm đảo trộn.
  •   Lên men lỏng có sục khí.

Đối với quy mô lớn:

  •   Bể lên men không điểm dừng, tuần hoàn sinh học.
  •   Bể thủy phân, tuần hoàn sinh học.

Xem bài viết chi tiết tại đây

Phương pháp nhân cấy vi sinh thứ cấp từ chế phẩm vi sinh gốc R-LIFE

I. Phần mở đầu.

Nhân cấy vi sinh thứ cấp là gì?

Là từ một lượng vi sinh gốc ta dùng nước và dưỡng chất phù hợp cùng điều kiện tối ưu để nhân lượng vi sinh gốc lên nhiều lần, giúp chúng ta có một lượng vi sinh thứ cấp dồi dào để sử dụng và đồng thời cũng tiết kiệm tối đa chi phí.

Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con cách nhân cấy và nuôi dưỡng vi sinh thứ cấp từ chế phẩm sinh học R-LIFE gốc.

II. Phương pháp nhân cấy bao gồm 3 bước.

Bước 1: Chọn vị trí nhân cấy, chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.

  •       Để đáp ứng cho vi sinh vật có điều kiện tối ưu phát triển ổn định, chúng ta cần chọn vị trí nhân cấy thoáng mát sao cho nhiệt độ luôn ổn định từ 18-25 độ và độ ẩm từ 40-70%.
  •       Nguyên liệu: Chế phẩm sinh học R-LIFE 1 gói  500g hoặc 1 chai 500ml, rỉ mật 3kg, muối biển 500g, 100 lít nước sạch không Clo.
  •       Thiết bị, dụng cụ: 1 máy sục khí 25W, 1 chậu nhựa khoảng 30 lít, 1 thùng nhựa dung tích >= 120 lít , 1 thanh gỗ để khuấy.

Bước 2: Thực hiện nhân cấy.

  •       Cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị từ bước 1 vào chậu nhựa cùng với 20 lít nước sạch không chứa Clo khuấy đều.
  •       Đổ hỗn hợp dung dịch đã khuấy đều vào thùng nhựa có dung tích 120 lít, bổ sung thêm 80 lít nước, tiến hành cắm sục khí cấp oxy cho bình nhân cấy liên tục từ 6-12h.

Bước 3: Theo dõi, đánh giá qua màu sắc và mùi vị.

  •       Theo dõi màu chuyển dần sang màu nâu cánh gián không còn mùi rỉ mật thay vào là mùi men thơm nhẹ hơi vị chua là biểu hiện vi sinh đang nhân sinh khối và tăng trưởng rất mạnh.
  •       Sau khoảng từ 10-12h tiếp theo, kiểm tra lúc nào dung dịch có mùi thơm, vị ngọt, màu vàng sẫm là quy trình nhân cấy đã thành công.

Lưu ý:

Mục đích cấp oxy liên tục trong quá trình nhân cấy nhằm để tạo điều kiện tối ưu nhất cho các dòng vi sinh hiếu khí có lợi phát triển mạnh, đồng nghĩa đẩy lùi các dòng vi khuẩn kỵ khí có hại trong môi trường giàu oxy.

* Khi các chủng vi sinh hiếu khí có lợi tăng trưởng theo thời gian sẽ được thể hiện qua màu sắc, mùi vị của từng giai đoạn, vi sinh càng tăng trưởng mùi vị càng dễ chịu và màu sáng, bóng, ánh vàng, tràn đầy năng lượng sống.

* Khi sử dụng, luôn bớt lại 1/3 lượng vi sinh cũ để gối đầu cho quy trình nhân cấy lần sau được thuận lợi và ổn định.

Kết luận.

Như vậy từ 500g hoặc 500ml chế phẩm R-LIFE gốc, Ta đã có 100 lít vi sinh thứ cấp để sử dụng.

Nhờ việc nhân cấy chế phẩm vi sinh thứ cấp từ vi sinh gốc R-LIFE chúng ta sẽ luôn có một lượng vi sinh hữu ích dồi dào để chủ động sử dụng với một chi phí tiết kiệm nhất. Biết cách nhân cấy vi sinh thứ cấp là dần biết cách hợp tác cùng vi sinh vật trong mọi mặt của cuộc sống nên điều này rất quan trọng. Hy vọng video này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nhân cấy để áp dụng thành công trong công việc của mình.

Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ chu đáo!

Giỏ hàng
Chế Phẩm Sinh Học R Life GốcChế phẩm sinh học R-LIFE gốc (dạng dịch)
160.000 VNDXem sản phẩm
Lên đầu trang